“Đáo hạn trái phiếu” có lẽ là cụm từ “nổi da gà” cho cả những nhà đầu tư trót dại để quá nhiều tiền vào kênh trái phiếu doanh nghiệp hay cả những chủ đầu tư đã phát hành hàng chục nghìn tỷ trái phiếu chuẩn bị tới thời điểm đáo hạn. Câu hỏi đặt ra hiện nay là với tình hình tín dụng đang thiếu hụt, hàng tồn kho tăng cao cùng với sự sụt giảm giao dịch trong thời gian qua thì các chủ đầu tư sẽ xoay dòng tiền như thế nào, các trái chủ sẽ làm cách nào thu hồi nguồn vốn và lãi…
Trái phiếu DN là gì và vì sao có độ rủi ro cao?
Vụ án Tân Hoàng Minh xảy ra cách đây 6 tháng và các nhóm đầu tư trót mua trái phiếu của tập đoàn này vẫn đang ngồi trên đống lửa khi không biết cách nào để đòi lại số tiền mình đã đầu tư cho dù rải đơn cầu cứu khắp nơi từ cơ quan địa phương tới chính phủ.
Trái phiếu doanh nghiệp đơn giản là việc huy động vốn nhàn rỗi trên thị trường thông qua uy tín của doanh nghiệp với lãi suất trả nợ cao hơn lãi huy động vốn ngân hàng cùng với nghĩa vụ phải trả gốc và lãi đúng kỳ hạn, thông thường doanh nghiệp nào làm ăn tốt, có lãi và tài sản nhiều thường dễ phát hành hơn các doanh nghiệp ít tên tuổi và làm ăn thua lỗ.
Quay trở lại vụ án Vạn Thịnh phát đã phát hành trái phiếu như thế nào ra ngoài thị trường, với 3 lần huy động thông qua trái phiếu công ty con của Vạn Thịnh Phát (“Tập đoàn An Đông” với số tiền lên tới 25,000 tỷ VNĐ (chưa xét tới các công ty con và hệ sinh thái khác của VTP). Để phát hành ra bên ngoài đơn vị dàn xếp và tư vấn Công ty CK Tân Việt làm nhiệm vụ mua lại các trái phiếu được phát hành từ hệ sinh thái VTP, sau đó phân phối và môi giới ra bên ngoài cho các quỹ, các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác, tất nhiên với tình hình kinh doanh không nổi bật của An Đông thì chắc hẳn phải có 1 ngân hàng phía sau đảm bảo thanh toán nếu có vấn đề xảy ra (ví dụ: SCB).
Điều gì xảy ra sau khi các nhân vật chủ chốt của An Đông và VTP bị bắt, tương tự như vụ Tân Hoàng Minh các trái chủ sẽ tìm đến Tân Việt để thu hồi lại khoản đầu tư và trường hợp Tân Việt không đủ thanh khoản thì sẽ phải quay về lại An Đông, với số tiền lên tới 25,000 tỷ khả năng đáp ứng trong 1 thời điểm là không khả thi, lúc này nhà đầu tư sẽ tiếp tục rơi vào tình cảnh không biết tìm đâu để thu hồi.
Nếu gửi tiền vào ngân hàng việc thu hồi khoản cho vay tương đối đơn giản vì hệ thống ngân hàng sẽ hỗ trợ kịp thời nhu cầu của người dân, nhưng, nếu là trái phiếu thì rủi ro có thể thu hồi trong trường hợp này tương đối thấp. “Doanh nghiệp phát hành phải tự chịu trách nhiệm đảm bảo sử dụng đúng mục đích huy động và hiệu quả để đẩm bảo khả năng trả nợ”.
Số dư trái phiếu Bất động sản hiện nay như thế nào?
Theo số liệu thống kê chuyên trang trái phiếu Doanh nghiệp (Cbond) số lượng trái phiếu đến hạn trong 2022, 2023 và 2024 lên tới 580 nghìn tỷ VNĐ, trong đó chủ yếu đến từ các doanh nghiệp chưa niêm yết, điều này tạo ra áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp BĐS.
Theo thống kê của Batdongsan.com.vn, số lượng nguồn cung và hấp thụ của thị trường bất động sản trong quý 3 giảm 50%, và trong đó các dự án mở bán mới tỷ lệ chuyển đổi thành công thường chỉ đạt 20-30%, với sự sụt giảm mạnh của nhu cầu đầu tư dòng tiền từ bán hàng sụt giảm. Để kích thích nhu cầu các chủ đầu tư bắt đầu kích hoạt các chương trình chiết khấu (1 vài chủ đầu tư Chiết khấu thanh toán lên tới 40%), cam kết mua lại, tăng lãi suất thanh toán trước hạn….Người có tiền thì tiếp tục chờ đợi, người cần vay thì thiếu room, tiền gửi ròng tăng mạnh, các nhà đầu tư bị ngộp ở các khoản đầu tư khác vào chứng khoán, coin, vàng…
Khi tỷ phú đứng ra làm “bảo chứng” cho việc huy động vốn cá nhân?
Siêu phẩm “Fantasy Home” – chỉ với 120tr bạn có thể sở hữu 1/50 tài sản là một bất động sản được VMI JSC đầu tư vào các sản phẩm có sẵn hoặc sản phẩm hình thành trong tương lai của Vinhomes. Mô hình này ra mắt kỳ vọng tạo ra những đột phá trong thời gian tới, với sự bảo trợ uy tín từ 1 tỷ phú đô la đình đám nhất Việt Nam.
Mô hình này tương đồng với “Quỹ tín thác BDS – Real estate Tn Trust”, đầu tư gián tiếp bất động sản thông qua 1 đơn vị phát hành, nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận phát sinh từ quyền tài sản tương ứng với tỷ lệ đầu tư.
So với sở hữu trái phiếu thì sở hữu các phần đầu tư mua chung này dường như rủi ro cao hơn, (i) pháp lý chưa chắc đảm bảo (ii) lợi nhuận không chắc chắn, (iii) tài sản có thể bị thế chấp và bán đi bất cứ lúc nào, (iv) việc định giá chia nhỏ tùy thuộc vào ý chí của CDT, tóm lại, VMI có cả tài sản, có cả tiền và không bị ràng buộc bất cứ thứ gì [Alibaba là một trong những minh chứng cho việc sở hữu nhà trên giấy].
Có 2 bảo chứng cho sự thành công của mô hình này, thứ nhất là uy tín của tỷ phú PNV khi đứng ra góp vốn hơn 90% với tổng số vốn gần 18,000 tỷ, thứ hai, mô hình này những nhà đầu tư tham gia đầu tiên sẽ có cam kết lợi nhuận cao và động lực tạo ra viral cho nhóm còn lại. Mô hình này không còn mới lạ khi mà các thị trường Coin, Forex, Ponzi…đã áp dụng thành công và mang lại những nguồn thu khổng lồ cho các đơn vị phát triển dự án….Sự khác biệt lớn nhất có lẽ là Uy tín của các cổ đông góp vốn VMI tạo thêm niềm tin cho các nhà đầu tư.
Tóm lại, trong vòng 1 tuần lễ Bắc NV – Nam ML khuấy đảo thị trường tài chính Việt Nam chung quy lại cũng chỉ tóm gọn lại vào 1 vấn đề duy nhất: “THIẾU TIỀN”.
Theo PT Anh Dinh Minh Tuan – batdongsan.com.vn