“Đổi trái phiếu lấy BĐS “ là chính sách được đề xuất và kiến nghị Bộ Tài Chính từ TS.Cấn Văn Lực phát biểu tại Hội Nghị gỡ bỏ khó khan cho BĐS được tổ chức vào ngày 17/02/2023. Đây là chính sách mà Trung Quốc đã sử dụng và làm tốt. Song,  chính sách này hoàn toàn hợp lí để sử dụng trong bối cảnh BĐS Việt Nam hiện tại.

bđss

Trước các chính sách siết chặt, giảm gói tín dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Bất động sản đã gây nhiều cản trở cho các hoạt động kinh doanh , mua bán bất động sản . Trong “cái khó ló cái khôn”, chính sách Đổi trái phiếu lấy bất động sản như là “một chiếc phao cứu sinh”, cải thiện tình hình bất động sản hiện nay. Tuy nhiên , để thực hiện được chính sách này, Chính phủ cần có hướng dẫn để nhất quán thực hiện, tránh xung đột, tranh chấp sau này.

Các doanh nghiệp BĐS cần tiếp tục khai thác thị trường cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn, nhưng cả hai thị trường này cần phải có sự cải tổ và điều chỉnh tận gốc. Ngoài ra, Chính phủ phải lên kế hoạch cải cách thị trường chứng khoán một cách mạnh mẽ. Đặc biệt cần đưa ra quy định bắt buộc về xếp hạng tín nhiệm cho tất cả các loại phát hành trái phiếu vào năm 2023.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi, tài trợ cho hoạt động đầu tư kinh doanh dài hạn, giúp doanh nghiệp giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng. Nói cách khác, thị trường vốn chính là đòn bẩy đắc lực cho các doanh nghiệp BĐS phục hồi và phát triển.

Trong thời gian sắp tới, dòng vốn đổ vào thị trường BĐS sẽ chậm lại do các cơ quan quản lý sẽ siết chặt dòng vốn để bảo đảm không có bong bóng và hiện tượng “đồng tiền dễ dãi”, các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn. Tuy nhiên, đây không phải là điều tệ hại cho thị trường BĐS vì “đồng tiền khôn ngoan” bao giờ cũng tạo nên lợi nhuận tốt và đóng góp vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế và sự phát triển của chính các doanh nghiệp.