Gần đây là các vướng mắc trong điều hành về chính sách tín dụng để chống đỡ vấn đề lạm phát và tỷ giá hối đoái. Các vướng mắc chính sách làm BĐS ngày càng khó khăn.

Tại buổi Tọa đàm: “Điểm sáng trong cơ chế, chính sách cho thị trường bất động sản Việt Nam 2023”, vừa được tổ chức tại TP.HCM. Nhận định về cơ chế chính sách liên quan thị trường BĐS gồm hai nhóm chính sách ngắn hạn và nhóm trung dài hạn đều đang được Chính phủ tháo gỡ. 

landmark-81-toa-nha-cao-nhat-viet-nam-1-min

Đưa ra nhận định về thị trường trong thời gian tới, TS. Cấn Văn Lực dự báo cuối quý 3 thị trường sẽ có chuyển biến, với 3 lý do: “Thứ nhất, là tới thời điểm đó những vụ việc pháp lý, vi phạm cơ bản xử lý ổn thỏa; Thứ hai, lúc bấy giờ, những cái gì dài hơi sửa đổi liên quan đến luật đất đai, luật nhà ở, luật đầu tư BĐS nó sẽ rõ hơn rất nhiều; Thứ 3, những gói hỗ trợ, nhất là hai gói hỗ trợ tín dụng mới thực sự được triển khai”.

Về ngắn hạn, Chính phủ quyết liệt tập trung tháo gỡ rào cản về pháp lý, giúp hàng trăm dự án được giải tỏa, kéo dòng tiền chảy theo, quan trọng là lấy lại niềm tin cho thị trường.

Tiếp theo về vấn đề vốn, hiện nay nóng nhất là về trái phiếu doanh nghiệp. Năm 2023 và 2024 sẽ có khoảng 234.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn. Nếu các doanh nghiệp BĐS không mua lại thì khoản nợ trái phiếu là rất lớn. Nghị định sửa đổi nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp cũng đang được gấp rút sửa đổi dù mới ban hành tháng 9/2022 sẽ tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phù hợp thực tiễn tình hình.

Nhóm thứ hai là về vốn tín dụng liên quan thị trường BĐS cũng được Chính phủ tập trung tháo gỡ như giãn – hoãn nợ, tiếp tục giãn – hoãn thuế, tiền thuê đất,…

Với hàng loạt điểm nghẽn về pháp lý, chính sách tín dụng được khẩn trương tháo gỡ, áp dụng trong thời gian tới, các chuyên gia nhận định từ quý 3/2023 trở đi thị trường bất động sản sẽ “ấm” lên và khởi sắc.