Theo thống kê của Oxford Economics, dưới đây là 5 thị trường bất động sản (BĐS) đắt nhất thế giới, chỉ một trong số đó nằm ngoài châu Á và 3 trong số này thuộc Trung Quốc. 

5. London (Anh Quốc)

dong-ho-Big-Ben-London-2

Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng, giá BĐS London hiện là khoản chi trả nặng nề đối với hầu hết người dân ở đây. Kể từ năm 2013, giá BĐS ở London đã tăng với tốc độ hai con số mỗi năm. Giá nhà trung bình trong thành phố đã đi từ 257.000 bảng năm 2006 lên đến 474.000 bảng vào năm 2016, tăng 84% trong vòng 10 năm.

Những nỗ lực của chính phủ Anh nhằm hạ nhiệt thị trường nhà ở thông qua việc đánh thuế cao đối với tài sản sang trọng và tài sản mua thêm của các đầu tư đã thất bại. Mức thuế cao không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của giá BĐS tại thủ đô của xứ sở sương mù. Nhưng một cuộc khảo sát gần đây của các nhà kinh tế cho thấy giá BĐS London có thể sẽ ngưng tăng, hoặc giảm trong năm nay.

4. Thượng Hải (Trung Quốc)

ve-may-bay-di-thuong-hai5

Là một trong những thị trường BĐS nóng nhất của Trung Quốc, giá BĐS ở Thượng Hải đã tăng tới 40% trong năm ngoái, trong đó chỉ riêng tháng tám đã tăng 5%. Chính quyền khó khăn để kiểm soát giá nhà đất ở đây. Hoảng sợ bởi một thị trường chứng khoán yếu kém trong năm 2015, nhiều nhà đầu tư đã đổ tiền vào lĩnh vực BĐS.

Các nhà quản lý đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm giá BĐS hoặc ít nhất là ổn định. Trong tháng mười, hơn 20 thành phố của Trung Quốc, bao gồm Thượng Hải, đã giới thiệu các biện pháp mới để hạ nhiệt thị trường nhà ở bằng cách giới hạn số lượng nhà được mua, hạn chế cho thế chấp bằng BĐS.

3. Bắc Kinh (Trung Quốc)

thu-do-bac-kinh

Là thị trường nhà đất đắt nhất của Trung Quốc đại lục, giá nhà ở Bắc Kinh hiện trung bình là 5.820 USD mỗi mét vuông, theo Ủy ban Nhà ở và Phát triển đô thị – nông thôn thành phố. Hồi tháng chín năm ngoái, Giá nhà ở Bắc Kinh đã tăng gần 30% so với năm trước, trong khi mức tăng ở các thành phố lớn của Trung Quốc là  khoảng 11%.

Hồi tháng mười, các nhà quản lý ở Bắc Kinh đã đưa ra biện pháp kiểm soát giá chặt chẽ, giúp kiềm chế được sự tăng vọt, tuy nhiên những biện pháp đó lại tiềm ẩn nguy cơ BĐS ở đây sẽ giảm giá chóng mặt. 

2. Mumbai (Ấn Độ)

18219784390_0e5da73f72_z

Tọa lạc trên một bán đảo hẹp, Mumbai là nơi tập trung nhiều BĐS đắt nhất thế giới. Nếu tính theo tỷ lệ giá thuê nhà trên thu nhập, giá thuê nhà ở Mumbai cao nhất trong số các thành phố lớn của Ấn Độ. Khi kinh tế địa phương tăng trưởng, số lượng người giàu tăng lên, các nhà phát triển BĐS đã phải vật lộn để tìm đất xây dựng tại thành phố đông đúc này, nơi hàng triệu người vẫn sống trong các khu ổ chuột.

Nhà ở Mumbai đang chịu áp lực bởi chiến dịch cải cách tiền tệ của Thủ tướng Narendra Modi, khi hai loại tiền có mệnh giá lớn là 500 và 1.000 rupee bị cấm lưu thông. Nỗ lực nhổ tận gốc nạn tham nhũng, hàng giả và gian lận thuế của nhà cầm quyền đang “làm khó” các nhà đầu tư BĐS ở Mumbai, do phần lớn các giao dịch BĐS ở Ấn Độ được thực hiện bằng tiền mặt để tránh thuế. PropEquity, một nhà cung cấp dữ liệu, dự đoán giá BĐS ở Mumbai có thể giảm từ 30% trong năm nay.

1. Hồng Kông (Trung Quốc)

cau-thanh-ma-hong-kong-3

Đứng ở vị trí thứ nhất trong danh sách các thị trường BĐS đắt nhất thế giới trong 7 năm liên tiếp, giá nhà đất ở Hồng Kông hiện gấp hơn 18 lần mức thu nhập trung bình của hộ gia đình (trước thuế) tại đây, theo một báo cáo hằng năm từ Demographia. Mặc dù so với năm trước, con số này có được cải thiện chút ít, Hồng Kông vẫn là nơi có giá nhà đất là khoản “chi trả nặng nề” của người dân Hồng Kông.

Giá nhà đất Hồng Kông đã tăng vọt trong những năm gần đây, do lãi suất thấp và do ngày càng nhiều người Trung Quốc đại lục đến đây mua nhà. Thiếu nhà ở giá rẻ đã trở thành một vấn đề xã hội hàng đầu của chính quyền Hồng Kông.
https://cityapartment.vn/bat-dong-san-o-dau-dat-nhat-the-gioi