Hôi chứng FOMO “Fear Of Missing Out” xảy ra khi một ai đó cảm thấy mình bỏ rơi, bỏ lỡ một thứ gì đó và những người xung quanh mình bạn bè, đồng nghiệp đang biết hay đang làm thứ gì đó nhiều hơn hay tốt hơn mình. Hội chứng này xảy ra ở hầu hết ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp trong công việc lẫn cuộc sống, đây được xem là nguyên nhân của rất nhiều bi kịch trong cuộc sống hiện nay đặc biệt là khi mạng xã hội phát triển không biên giới.
Xét riêng trong ngành tài chính và bất động sản, nhiều kể xấu đã lợi dụng triệt để hội chứng này để thu các khoản lợi bất chính.
NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
Nhìn lại các chiêu trò lừa đảo không còn mới trong khoảng 5 năm trở lại đây như: Lừa bán dự án ma (Alibaba, Angela, mua đất ngân hàng thanh lý, bán cùng 1 căn hộ/miếng đất cho nhiều khách hàng, treo đầu dê bán thịt chó…nhưng các nạn nhân mắc bẫy hàng năm lại gia tăng và điển hình là vụ án Aliababa số lượng nạn nhân hơn 3500 người (bao gồm cả khách hàng lẫn các môi giới) và với tổng giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Sau mỗi vụ lừa đảo dân tình lại cho nhau những bài học cảnh báo cho mình và người thân nhưng sau đó có thể chính mình lại rơi vào tình cảnh tương tự, thậm chí còn đến từ những cá nhân hoạt động rất lâu trong ngành…nguyên nhân chủ yếu được phân tích từ người ngoài cuộc là do: lòng tham, thiếu kinh nghiệm nhưng muốn làm giàu nhanh…nhưng ít ai phân tích khía cạnh còn lại là cuộc chiến TÂM LÝ giữa 1 bên lừa đảo và 1 bên bị dính bẫy FOMO.
Quy trình giăng bẫy FOMO:
i) Lợi dụng marketing để bơm điều dối trá: chỉ cần 1 vài thao tác search trên Google tìm kiếm đất đai thì sau 1 ngày hàng loạt quảng cáo sai sự thật từ Facebook/Google/Zalo sẽ tìm tới bạn chẳng hạn như: Cam kết lợi nhuận 20-30% khi đầu tư đất nền ở địa bàn ABC, Chỉ cần bỏ ra 100tr cho 1 lô đất ngay trung tâm Bình Dương/Đồng Nai…hay nhà giá rẻ chỉ từ 1 tỷ đồng ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh…
Tới đây nhiều người sẽ không quan tâm vì làm gì có chuyện rẻ như vậy và đa phần bỏ qua nhưng chưa dừng tại đó, việc này sẽ tiếp tục diễn ra nhiều ngày sau đó cho tới lúc bạn tin đây là sự thật…
”Một lời dối trá nếu được lặp đi lặp lại đủ mức thì nó sẽ trở thành sự thật” – Joseph Goebbels”
ii) Dẫn dụ khách tham quan dự án/căn hộ/nhà: Sau khi sự việc lặp đi lặp lại đủ để cho bạn tin vào các quảng cáo này, theo thường lệ sẽ là câu chuyện liên hệ với bên bán, lúc này bằng mọi giá phải dẫn dụ tham quan dự án, đến bước này có nhiều trường hợp tìm mua nhà ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh mà được chở thẳng tới Long An/Bình Dương ….hoặc được dẫn đi một căn nhà khác với chất lượng thấp hơn trên quảng cáo là chuyện rất bình thường.
iii) CHỐT SALE tại Event mở bán: đây chính là giai đoạn thử thách FOMO cao nhất khi tại sự kiện diễn biến tâm lý được đẩy lên liên tục, đầu tiên là chim mồi sẽ chen nhau để mua hàng để kiếm suất ưu đãi (được tặng vàng/xe…), hoặc giành suất ưu tiên lô đẹp, hạ giá….thậm chí hết hàng trong vòng 2h đồng hồ….lúc này những cá nhân có tâm lý yếu, thiếu kiến thức và thậm chí có kiến thức mà thiếu kinh nghiệm cũng dễ dàng bị sập bẫy: tâm lý bị bỏ lỡ (thời cơ vàng mua giá rẻ, thời cơ vàng để làm giàu, bỏ lỡ đợt 1 thì đợt 2 sẽ tăng giá…), hoặc tâm lý những người bạn đồng hành của mình đều đã bỏ tiền cọc ra mua và có cơ hội tăng giá…thế nên trong bất cứ lần tham gia tìm hiểu các dự án kiểu này Sale thường hay nhắc nhở về việc “nhớ mang theo tiền đặt cọc….” => kết quả khi về tới nhà bình tĩnh trở lại….thì đã cọc mất rồi.
Bên cạnh những chiêu thức lừa đảo rõ ràng như ví dụ ở trên, thì các chủ đầu tư vẫn thường khéo léo sử dụng Hội chứng FOMO này để bơm vào các nhà đầu tư những bánh vẽ: pháp lý tốt, gần trung tâm, giá rẻ…hay thậm chí ở những dự án rất xa địa bàn trung tâm ở các vị trí không tốt vẫn bán được với giá rất rất cao…[tự nghĩ xem mình có nằm trong số này hay không nhé] hội chứng này được thể hiện rõ trong làn sóng đầu tư bất động sản 2008-2012 thị trường đóng băng trong khoảng thời gian hơn 5 năm và hàng loạt cá nhân phá sản, nhiều khu đô thị ma mọc lên và bóng ma này vẫn còn lởn vởn cho tới hơn 10 năm sau.